Nguyễn Đình An (1), Trần Quang Hiếu (1), Trần Đình Bão (1), Phonepaserth Soukhanouvon (2)
(1) Khoa Mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam
(2) Nghiên cứu sinh Bộ môn Khai thác lộ thiên, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam
Tóm tắt:
Trong khai thác mỏ, nổ mìn là phương pháp phá vỡ đất đá hiệu quả phục vụ cho các khâu tiếp theo là xúc bốc, vận tải,… Tuy nhiên, nổ mìn cũng gây nhiều tác động có hại đến các công trình bảo vệ và môi trường xung quanh, trong đó đáng kể nhất là tác dụng của sóng chấn động nổ mìn. Do vậy, việc sử dụng các mô hình dự báo tốc độ dao động nền đất do nổ mìn sinh ra đóng một vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo an toàn đối với các công trình cần bảo vệ nằm trong vùng ảnh hưởng của sóng chấn động nổ mìn. Bài báo đã sử dụng các kết quả đo giám sát nổ mìn tại mỏ đá vôi Ninh Dân, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ và sử dụng các mô hình khác nhau để dự báo tốc độ dao động của nền công trình ảnh hưởng đến các công trình bảo vệ xung quanh. Kết quả cho thấy: mô hình USBM và Ambraseys Hendron có độ chính xác cao hơn các mô hình khác.
Xem toàn bộ bài viết tại đây.
(Nguồn: Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất Tập 61, Kỳ 4 (2020) 102 - 109)