Mất an toàn trong khai thác khoáng sản (KTKS)
Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm 2020 trên toàn quốc đã xảy ra 7.473 vụ TNLĐ làm 7.649 người bị nạn. Trong đó, lĩnh vực khai thác mỏ, KTKS chiếm 16,51% tổng số vụ và 17,39% tổng số người chết (riêng khai thác đá vật liệu xây dựng (VLXD) chiếm trung bình 11,2% số vụ TNLĐ chết người và 11,9% số người chết của toàn ngành Công nghiệp).
Nguyên nhân chủ yếu được xác định do người sử dụng lao động và NLĐ, còn lại là do các yếu tố khách quan. Điều đó cho thấy nhận thức, kiến thức và ý thức tự giác chấp hành các quy định pháp luật về ATVSLĐ của người sử dụng lao động và NLĐ còn nhiều thiếu sót.
Người sử dụng lao động và NLĐ là lực lượng nòng cốt để thực hiện các công việc cũng như đảm bảo các vấn đề về an toàn lao động. Để nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên, những người làm công tác an toàn cần phải được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng điều hành sản xuất, kỹ năng nhận biết, xử lý nguy cơ và giải pháp thoát hiểm trong quá trình khai thác mỏ.
Đánh giá rủi ro tại các mỏ khai thác đá VLXD
Hầu hết các TNLĐ tại các mỏ khai thác đá VLXD đều bắt nguồn từ các hành vi mất an toàn gây ra. Các hành vi mất an toàn trên mỏ có thể rất dễ nhận biết (hành vi mất an toàn trực tiếp), hoặc cũng rất khó nhận biết (hành vi mất an toàn gián tiếp). Các hành vi mất an toàn gồm các yếu tố cá nhân, nhận thức về rủi ro, chất lượng kém của thiết bị sẽ tạo ra môi trường trường mất an toàn.
Môi trường mất an toàn này sẽ rất nguy hiểm nếu bị tác động bởi yếu tố khác như thời tiết, thiếu kinh nghiệm, làm tắt và vận hành sai quy trình. Do đó, để ngăn ngừa các tai nạn rủi ro, phải tiến hành đánh giá rủi ro giúp nhận diện đúng, đủ và rõ ràng các mối nguy hiểm.
Trong khai thác đá VLXD, các rủi ro về TNLĐ luôn tiềm ẩn trong các khâu, các quy trình sản xuất của mỏ. Nhìn chung, các khâu công đoạn chính trong hoạt động khai thác mỏ lộ thiên gồm: chuẩn bị đất đá; công tác xúc bốc; công tác vận tải; công tác thải đá.
Một số nguy cơ sự cố, tai nạn do sạt lở bờ tầng và cả hệ thống bờ tầng; nguy cơ sạt lở bãi thải; nguy cơ ngập lụt khu vực đáy mỏ; nguy cơ điện giật; nguy cơ trượt ngã. Các mối nguy hiểm, rủi ro trực tiếp: nổ mìn không kiểm soát, ngã từ trên núi cao và tai nạn do phương tiện khoan, máy nén khí, do sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) gây ra. Nổ mìn do không kiểm soát liên quan đến thợ nổ mìn thường xuyên làm việc với VLNCN (thuốc nổ, kíp nổ).
Ngã từ độ cao liên quan tới những công nhân, thợ khoan, nổ mìn thường xuyên phải di chuyển hay làm việc ở trên núi cao. Tai nạn do phương tiện gây ra chủ yếu liên quan đến công nhân vận hành xe vận tải đá, máy xúc thủy lực, máy gạt trong quá trình di chuyển hay làm việc.
Trên thực tế sản xuất tại các mỏ đá VLXD ở nước ta, khâu chuẩn bị đất đá chủ yếu bằng phương pháp khoan nổ mìn đã được quy định an toàn cụ thể trong QCVN 01:2019/BCT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy VLNCN và bảo quản tiền chất thuốc nổ. Còn công tác vận tải và thải đá sử dụng ô tô kết hợp máy xúc thủy lực và máy gạt.
Do đó, tiến hành đánh giá rủi ro về TNLĐ trong mỏ đá VLXD, cần chia nhỏ các khâu công đoạn chính thành các công đoạn nhỏ hơn theo trật tự trước sau. Cần đặt ra một số câu hỏi trong quá trình phân tích xác định mối nguy hiểm như: Công nghệ khai thác nào áp dụng cho công đoạn này? Các thiết bị khai thác nào liên quan tới quá trình thực hiện? Điều kiện thời gian, thời tiết có ảnh hưởng gì đến quá trình thực thực hiện? Những mối nguy hiểm nào đang hiện hữu tại khu vực sẽ tiến hành công việc? Những mối nguy hiểm nào có thể xảy ra khi công việc đang tiến hành? Những mối nguy hiểm tiềm ẩn nào có thể xuất hiện khi bị tác động bởi những hành vi có liên quan?
Bảng 1. Đánh giá hậu quả của các mối nguy hiểm đã được xác định
trong công tác sử dụng VLNCN
Hậu quả |
Mô tả |
1. Nhẹ |
Không chấn thương, chấn thương hoặc ốm đau chỉ yêu cầu sơ cứu (bao gồm các vết đứt và trầy xước nhỏ, sưng tấy, ốm đau với lo lắng tạm thời) |
2. Trung bình |
Chấn thương yêu cầu điều trị y tế hoặc ốm đau dẫn đến ốm yếu tàn tật (bao gồm vết rách, bỏng, bong gân, gãy nhỏ, viêm da, điếc, …) |
3. Nặng |
Chết người, chấn thương trầm trọng hoặc bệnh nghề nghiệp có thể làm chết người (bao gồm cụt chân tay, gãy xương lớn, đa chấn thương, ung thư nghề nghiệp, nhiễm độc cấp tính và chết người) |
Bảng 2. Các cấp độ của các mối nguy hiểm trong công tác sử dụng VLNCN
Cấp độ |
Mô tả |
---|---|
1. Thảm khốc |
Tử vong |
2. Cao |
Thương tật nghiêm trọng vĩnh viễn |
3. Trung bình |
Cần điều trị y tế, mất ngày công |
4. Nhẹ |
Điều trị y tế (có thể quay lại làm việc) |
5. Không đáng kể |
Điều trị sơ cứu (có thể quay lại làm việc) |
Bảng 3. Xác định khả năng xuất hiện của tai nạn, sự cố hoặc ốm đau phát sinh từ mối nguy hiểm trong sử dụng VLNCN
Khả năng xảy ra |
Mô tả |
1. Hiếm khi |
Ít có khả năng xuất hiện |
2. Thỉnh thoảng |
Có thể hoặc đã biết xuất hiện |
3. Thường xuyên |
Xuất hiện thông thường hoặc lặp lại |
Mức độ tác động của các mối nguy hiểm tới công việc, người thực hiện công việc và môi trường làm việc. Từ đó, mức độ rủi ro về TNLĐ và các biên pháp kiểm soát rủi ro trong hoạt động khoan và nổ mìn trên các mỏ khai thác đá VLXD được xác định dựa vào bảng ma trận đánh giá rủi ro (Bảng 4).
Bảng 4. Bảng ma trận đánh giá rủi ro trong nổ mìn trên các mỏ đá VLXD
TT |
Quá trình |
Hoạt động |
Mối nguy hiểm |
Đánh giá rủi ro |
Biện pháp hạn chế |
||
Đánh giá hậu quả |
Các cấp độ của các mối nguy hiểm |
Khả năng xuất hiện của tai nạn, sự cố |
|||||
1 |
Khoan |
Di chuyển máy khoan, Máy nén khí, khoan trên tầng |
Sạt lở bờ tầng; nguy cơ trượt ngã; Lật máy |
2 |
2 |
2, 3 |
Tuân thủ khoảng cách an toàn khi làm việc. Không di chuyển và đặt máy sát mép tầng và chân tầng. Máy khoan di chuyển vuông góc mép tầng. |
Đá rơi |
3 |
2, 3 |
3 |
Xử lý trước đá treo, đá mồi côi trên cao; giữ khoảng cách an toàn và xây dựng rào chắn nơi có nguy cơ cao về đá rơi. |
|||
2 |
Nổ mìn |
Nạp thuốc nổ; đấu ghép mạng nổ |
Công nhân trượt ngã từ trên cao; đá rơi; nổ kíp; sét đánh trúng bãi mìn. |
2 |
2, 3 |
1, 2 |
Tuân thủ khoảng cách an toàn khi làm việc; Tuân thủ nổ mìn theo QCVN 01:2019/BCT |
Tiến hành vụ nổ mìn; xử lý mìn câm |
Sóng chấn động, sóng đập không khí, đá văng, bụi. |
2, 3 |
2 |
3 |
Cảnh giới an toàn trước và sau vụ nổ; tuân thủ nổ mìn theo QCVN 01:2019/BCT |
Kết luận
Đánh giá rủi ro trong hoạt động khai thác mỏ lộ thiên nói chung và khai thác đá VLXD nói riêng là một phương pháp hiện đại, đã được triển khai áp dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Qua việc đánh giá rủi ro trong khai thác mỏ đá VLXD giúp phát hiện các mối nguy hiểm tiềm tàng trong hoạt động khai thác, nhất là hoạt động khoan nổ mìn có sử dụng VLNCN cần khảo sát tần suất và mức độ nghiêm trọng về tai nạn.
Từ đó, xác định mức rủi ro nhất định cho các mối nguy hiểm trong từng công đoạn sản xuất. Như vậy, giúp ta nhận biến mối nguy hiểm nào, trong công đoạn nào có mức độ rủi ro cao nhất, từ đó có các biện pháp phù hợp để hạn chế TNLĐ gây ra trong hoạt động nổ mìn trên các mỏ đá VLXD. Để giảm rủi ro về TNLĐ trong khai thác đá VLXD, cần thiết thực hiện một số đề xuất sau:
1. Cần xây dựng các văn bản pháp quy để đưa phương pháp đánh giá rủi ro vào áp dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất, đưa việc đánh giá và kiểm soát rủi ro vào quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên và các quy phạm an toàn trong sử dụng VLNCN.
2. Xây dựng quy trình huấn luyện, đào tạo chuyên nghiệp để nâng cao nhận thức cho NLĐ và người sử dụng lao động về vấn đề “An toàn và sức khỏe nghề nghiệp” trong khai thác mỏ lộ thiên.
3. Cần triển khai đánh giá rủi ro cho tất cả các dạng mỏ cụ thể theo công nghệ khai thác mỏ lộ thiên. Khi xác định mức độ rủi ro cho từng công đoạn sản xuất cần có bảng khuyến cáo cho các mối nguy hiểm về rủi ro cao.